14 NGO lên tiếng cho Ls. LQQ

Kính gởi:
Ông Trương Tấn Sang
Chủ tịch CHXHCN Việt Nam
02 Hùng Vương, Quận Ba Đình
Hà Nội
Việt Nam

Ông Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng CHXHCN Việt Nam
01 Hoàng Hoa Thám street, Quận Ba Đình
Hà Nội
Việt Nam

Ngày 26 tháng 8 năm 2014

Về việc bắt giam tùy tiện Ls. Lê Quốc Quân

Kính thưa quí Ông,

Các tổ chức ký tên trong thư này yêu cầu quí ông trả tự do cho ông Lê Quốc Quân, một luật sư nhân quyền và blogger được nhiều nể trọng.


Ông Lê Quốc Quân bị
bắt vào ngày 27 tháng 12 năm 2012 vì bị cáo buộc về tội trốn thuế. Sau khi bị bắt, ông bị biệt giam và không được phép gặp luật sư trong hai tháng. Lời yêu cầu của gia đình đi thăm bị liên tiếp từ chối. Ông Quân lần đầu tiên gặp người nhà trong phiên xử ngày 2 tháng 10 năm 2013, khi ông bị kết tội trốn thuế lợi tức công ty và kết án 30 tháng tù giam và nộp phạt 1.2 tỷ đồng (khoảng USD 59,000).

Vào năm 2013, Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc đã lên án việc ông Lê Quốc Quân bị giam cầm là vi phạm quyền tự do ngôn luận và quyền được xét xử bình đẳng. Ủy Ban cho rằng ông Lê Quốc Quân trở thành mục tiêu tấn công vì việc hoạt động và viết blog, và kêu gọi thả ông ngay lập tức hoặc bản ản phải được xem xét lại bởi một tòa án độc lập. Ủy Ban còn đề nghị Việt Nam phải bồi thường thiệt hại cho ông Lê Quốc Quân vì việc bắt giữ tùy tiện này.
Nhà cầm quyền Việt Nam đã không phản hồi về phán quyết này. Vào ngày 18 tháng 2 năm 2014, Tòa phúc thẩm tại Hà Nội vẫn giữ nguyên bản án đối với ông Lê Quốc Quân. Phán quyết của Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc đã không được lưu tâm đến.

Với ngày Quốc Khánh Việt Nam ngày 2 tháng 9 năm 2014 sắp tới đây, chúng tôi một lần nữa kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hãy tuân theo phán quyết của Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc và thả ông Lê Quốc Quân ngay lập tức và vô điều kiện.

Chúng tôi cảm ơn sự quan tâm của ông.
Một bản sao của lá thư này đã được gởi đến Tổng thống Hoa Kỳ và đại diện Liên Hiệp Châu Âu tại Hà Nội.

Trân trọng,

Amnesty International USA
Lawyers’ Rights Watch Canada (LRWC)
Article 19
Media Defence – Southeast Asia (MDSEA)
Center for International Law (Centerlaw), Philippines
Media Legal Defence Initiative (MLDI)
Electronic Frontier Foundation
National Endowment for Democracy (NED)
English PEN
Reporters Without Borders
Front Line Defenders
Réseau Avocats Sans Frontières / ASF Network
Lawyers for Lawyers (L4L)
World Movement for Democracy

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More