Tri ân các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa

Ngày tri ân các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa 
tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn ngày 28/4/2014

 

Dân Luận
Những ngày này cuối tháng tư, trong khi truyền thông chính thống Việt Nam hằng ngày phát đi phát lại những thước phim, hình ảnh ca ngợi chiến thắng vẻ vang chống Mỹ cứu nước của họ, thì ở đâu đó trên đất nước này vẫn còn đó những thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa - Những người
lính cũng đã từng hi sinh cho quê hương Việt Nam nhưng lại bị hất hủi, bỏ rơi bên lề xã hội. Vì lẽ đó, ngày hôm nay 28/4/2014 nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đã tổ chức buổi tri ân các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Buổi lễ tri ân được tổ chức lần đâu tiên tại nhà thờ vào năm ngoái với khoảng 200 thương phế binh, năm nay số lượng các quí ông thương phế binh tìm đến là 440 người chưa kể những vị mới đến ghi danh. Được biết việc tri ân, tặng quà cho các thương phế binh VNCH đã được tổ chức từ rất lâu ở chùa Liên Trì do hòa thượng Thích Không Tánh chủ trì nhưng liên tục bị an ninh vào nhà chùa tìm cách quấy rối, để đảm bảo việc này được duy trì lâu phía chùa đã nhờ nhà thờ DCCT tổ chức thay.


Buổi lễ được tổ chức vào lúc 8h sáng nay 28/4/2014, với sự hiện diện góp mặt của cha Giám tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành, cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên và Chánh xứ Gx. Đức Mẹ HCG Sài Gòn, Quý vị Chức sắc trong Hội đồng liên tôn, cùng khách mời đặc biệt là người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu.

Khai mạc buổi lễ cha Giám Tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành có đôi lời chia sẻ: "Quý TPB đã lớn lên trong chiến tranh và bị mất mát rất nhiều trong thời chiến. Những người bạn của tôi đã nằm xuống hoặc có những người bạn cũng khuyết tật như các anh. Gần 40 năm qua không phải chúng ta quên nhau nhưng hoàn cảnh đã không cho chúng ta có thể được gặp nhau. Người ta bảo rằng, tuổi chúng mình hay nghĩ về quá khứ, điều này không sai. Tất cả những gì của quá khứ, tuổi trẻ, đau thương, mất mát luôn ở mãi trong tâm hồn và trong cuộc đời mỗi người. Nhưng ngày hôm nay, Giáo hội Công giáo mừng ngày Đại lễ Chúa Phục Sinh, Chúa Giêsu đã đi qua đau khổ và cái chết, và Chúa đã phục sinh. Nơi thân xác Phục sinh của Chúa vẫn còn đó những dấu đinh, những vết hằn của đau khổ nhưng Ngài đã Phục sinh và mang niềm vui, niềm hạnh phúc và sự sống vĩnh cửu đến cho nhân loại. Chúng tôi tổ chức ngày Đại lễ Phục sinh này như muốn chuyển đến các anh sứ điệp ấy. Chúng ta không thể xóa những ký ức của mình, nhưng hôm nay chúng ta gặp nhau trong niềm vui, hạnh phúc và bình an."
  

Cha Giám Tỉnh có đôi lời chia sẻ với các quí ông thương phế binh VNCH.

Các quí ông thương phế binh VNCH đến tham gia buổi lễ tri ân.


 Thành viên phong trào Con Đường Việt Nam làm tình nguyện viên giúp đỡ các quí ông.



Tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu xúc động hát tặng các thương phế binh những bài hát do ông sáng tác.
Trong suốt 40 năm qua, các quí ông đã sống trong tủi hổ, què quặt đui mù và sự kì thị của chế độ, họ phải tìm cách tự bươn chải lê la trên khắp các nẻo đường tìm kiếm kế sinh nhai. Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu xúc động chia sẻ: "những ngày tháng tôi sống trong tù không đáng gì so với những ngày tháng bạn bè tôi, Quý TPB què quặn đã bươn trải ngoài xã hội" và ông khẳng định, họ không ăn bám xã hội: “Tôi ở tù 32 năm và 5 năm cải tạo. Sự nhục nhằn khốn khổ của tôi đôi khi tôi thấy nó lớn lao lắm. Bạn bè của tôi đã mất một phần thân thể hoặc vĩnh viễn thì ba mươi mấy năm tù của tôi mà thân xác tôi còn lằn lặn, thì so với mấy anh tôi là đàn thấp, đàn dưới vì những sự hy sinh của các anh. Chúng ta phải gạt bỏ tất cả để đến với nhau. Và chúng ta là những người còn sống ở hai phía phải kính phục những người TPB bất kể Miền Bắc hay Miền Nam vì họ đã bỏ thân xác vì đất nước này, nên chúng ta không được phân biệt đó là lính cộng sản hay lính quốc gia gì hết. Những người bạn của tôi bị cụt chân hay cụt tay không có ăn bám xã hội và đã đi bán từng tờ vé số, không tham ô tham nhũng… Dù cụt chân cụt tay nhưng những người bạn TPB của tôi vẫn ngẩng mắt nhìn trời vì tin có Đấng thiêng liêng phù hộ cho họ nên họ vững chắc để sống.”
Dù các thương phế binh đã bị thương tật về thân xác nhưng các ông vẫn sống mạnh mẽ với niềm tin vững vàng. Giọng nói của các ông vẫn dõng dạc và sang sảng khi cha Antôn Lê Ngọc Thanh mời từng người giới thiệu về tên, số quân, số KBC, binh chủng, trận đánh bị thương ngày tháng năm… Những chất giọng đầy cương quyết ấy khẳng định họ đã theo đuổi một lý tưởng đẹp phục vụ cho hết mình cho tổ quốc, cho nhân dân.

Các chức sắc liên tôn tham gia buổi lễ



 
Những hình ảnh nhức nhối lòng người tại buổi lễ, sự khác biệt giữa 2 chế độ. Bác Lê hữu Tình bị mù 2 mắt và cụt tay, từng là một trung sĩ nhất trong QLVNCH. Người cha của bác là cố chuẩn tướng Tỉnh Trưởng. Tỉnh Kiến Hoà (Bến Tre), bác đã gửi lại một phần thân thể cho Quê Hương VN. 39 năm chấp nhận cuộc sống 2 chị em dìu dắt nhau lê la khắp các nẻo đường, xin bố thí từng đồng từng xu của những tấm lòng hảo tâm để sống lay lắt qua những ngày tháng cho hết kiếp người. Cánh tay què quặt của bác phải bị chẻ làm 2 để dễ dàng sinh hoạt, thương cho những người lính bị lãng quên.

40 năm trôi qua, đến nay các vị thương phế binh mới được vinh danh và được quan tâm đến, có thể đến được buổi lễ này - đối với những người tật nguyền như họ sẽ rất khó khăn, nhưng chúng tôi tin rằng ngày hôm nay, đến hiện diện buổi lễ họ đã rất vui vì đã gặp lại đồng đội, những anh em bạn bè để ôn lại những kỉ niệm hào hùng xưa cũ mà giờ đây họ chỉ còn là những ông lão già tật nguyền nhưng đầy nghị lực sống, buổi lễ này là một niềm an ủi họ suốt những năm tháng khổ đau đã trải qua. Trong ánh mắt họ ánh lên niềm vui mừng, xúc động và tràn trề hạnh phúc, sau bao năm bị quên lãng trên quê hương mình. Và vẫn còn đó, còn rất nhiều các vị thương phế binh khác ở nơi xa không đến được, có người không có thân nhân vì tật nguyền nên không được ai đưa đến. Buổi lễ tri ân đã diễn ra tốt đẹp và ấm lòng của tình yêu thương đồng loại, giữa người Việt với người Việt.
  




những quyển sách quyền con người được phổ biến tại buổi lễ.

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More