Trung Quốc Đã Mất Miến Điện? Has China Lost Myanmar?

Tổng Thống Miến Điện Thein Sein (phải) và Thủ Tướng
Thái Lan Yingluck Shinawatra duyệt hàng quân danh dự 
tại phi trường Bangkok, 23-7-2012 nhân dịp ông viếng 
thăm xã giao Thái Lan. Hình Xinhua
Nguyễn Quốc Khải  

Trong khi nền dân chủ còn hỗn độn của Miến Điện hướng về Tây Phương, Bắc Kinh tranh luận làm sao khích động tình trạng căng thẳng sắc tộc để chọc tức chính quyền Miến Điện và duy trì ảnh hưởng. 


Những thay đổi nhanh chóng tại Miến Điện kể từ khi Tổng Thống Thein Sein bắt đầu những cải tổ dân chủ vào năm 2011 đã tạo ra một vấn đề cho Trung Quốc. Trong nhiều thập niên, Trung Quốc có một quan hệ thoải mái với một nước láng giềng độc tài, hưởng thụ một tư thế gần như độc quyền về tài nguyên thiên nhiên và chính sách ngoại giao. 
Nhưng ngày nay, Miến Điện có một nền chuẩn dân chủ còn hỗn độn. Dân Miến Điện bực bội
Trung Quốc vì đã ủng hộ chánh quyền quân nhân trong quá khứ và bóc lột kinh tế đất nước của họ. Miến Điện vẫn còn là một mối đe dọa cho sự ổn định trong vùng: Trung Quốc gửi
quân đội đến biên giới giữa hai nước vào đầu tháng 1 vì quân chính phủ và quân chống đối đánh nhau – nếu tình trạng trở nên tồi tệ, chiến tranh có thể tràn qua lãnh thổ Trung Quốc. 

Tổng Thống Miến Điện Thein Sein (bên phải) 
gặp gỡ Tổng Thống Barack Obama [Hình ABC]
Trung Quốc không còn có thể trông nhờ vào Miến Điện như một hành lang chiến lược để tiến vào Ấn Độ Dương hoặc một quốc gia trung thành ủng hộ tại Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á. 

Naypyidaw (thủ đô mới của Miến Điện) đã cải thiện quan hệ với Washington, gây lo ngại cho Bắc Kinh về chính sách tái cân bằng hướng về Á châu của Hoa Kỳ. 

Tình trạng càng ngày trở nên xấu xa hơn cho Bắc Kinh. Trong nhiều tháng qua, các vị sư và dân làng tại miền trung Miến Điện đã phản đối việc mở rộng mỏ đồng lớn nhất nước Mongywa đang được khai thác bởi một công ty sán xuất võ khí Trung Quốc và một công ty cổ phần điều khiển bởi quân đội Miến Điện. Vào năm 2011, Tổng Thống Sein đình chỉ việc xây cất đập Myitsone trị giá 3.6 tỉ Mỹ kim do một công ty Trung Quốc đang thực hiện vì dự án này đi ngược lại với “ý nguyện của dân chúng”. Những cuộc chống đối Mongywa tạo ra những lo ngại rằng tất cả những dự án đầu tư của Trung Quốc tại Miến Điện gặp nguy hiểm. 

Bắc Kinh có ít khả năng để ngăn ngừa Naypyidaw làm thiệt hại quyền lợi của Trung Quốc. Một nhóm ngày càng ồn ào trong giới ngoại giao Trung Quốc, bao gồm cả những phân tích gia của chính phủ và những chuyên viên về Đông Nam Á, hiện nay đang lập luận rằng Trung Quốc nên quay trở về với bạn cũ – những nhóm sắc tộc ở biên giới đang tiến hành những cuộc nổi dậy chống chính phủ ở quy mô nhỏ – để cải thiện ảnh hưởng của Trung Quốc ở Miến Điện. Ông Liang Jinyun, một giáo sư về Chính Trị tại trường đại học Cảnh Sát Vân Nam ở vùng Tây Nam Trung Quốc, lập luận trong một bài thuyết trình có ảnh hưởng, được phổ biến vào 2011, rằng những nhóm sắc tộc này nếu được “sử dụng” tốt “sẽ trở thành người bạn trung thành nhất ở tiền tuyến trong cuộc đương đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Miến Điện.” 

Trung Quốc lâu nay duy trì được những mối quan hệ mật thiết với các nhóm sắc tộc thiểu số Wa và Kachin. Những nhóm này sinh sống ở miền Bắc và đã tranh đấu đòi tự trị kể từ khi Miến Điện trờ thành một nước độc lập vào năm 1948. Quan hệ này lên cao nhất vào thập niên 1960 khi Trung Quốc hỗ trợ Đảng Cộng Sản Miến Điện (bao gồm nhiều nhất là những người Wa và Kachin, cũng như người Trung Quốc) trong cuộc tranh đấu chống lại chính phủ trung ương thành công một phần. Sự trợ giúp vật chất và nhân lực của Bắc Kinh chấm dứt vào đầu thập niên 1990, mặc dầu những chính quyền địa phương tại tỉnh Vân Nam tiếp tục duy trì những quan hệ ở vùng biên giới giữa hai nước về những lãnh vực từ việc hợp tác thương mại cho đến những chương trình trồng trọt thay thế những cây ma túy. Naypyidaw đạt được một thỏa hiệp hòa bình với nhóm Wa vào tháng 11, 2011, nhưng quân chính phủ và nhóm Kachin vẫn còn ở trong tình trạng đánh nhau. Vào ngày 2 tháng 1, Miến Điện xác nhận rằng phi cơ đã được sử dụng để tấn công nhóm Kachin. Nhóm sắc tộc thiểu số này khoe rằng họ có một lực lượng gồm 15,000 người. 

Bắc Kinh nói công khai rất ít. Bộ Ngoại Giao tuyên bố rằng Trung Quốc và Miến Điện là những nước láng giềng quan trọng, và Trung Quốc hoan nghênh sự cải thiện về bang giao giữa Washington và Naypyidaw. Một nhà phân tích của chính phủ Trung Quốc nói trong một buổi họp mặt riêng tư vào tháng 11 vừa qua rằng đối xử tốt đẹp với Miến Điện, như Bắc Kinh cảm thấy đã làm trong một ít thập niên vừa qua, đã không mang lại kết quả mong muốn. Vì vậy, Trung Quốc nên “đa dạng hóa” phương cách tiếp cận. Một phân tích gia có ảnh hưởng khác nói rằng: “Những nhóm sắc tộc thiểu số ở biên giới là lá bài của chúng ta và Trung Quốc cần phải chơi hay.” Nhiều phân tích gia khác mà tôi được nói chuyện với trong một vài năm qua đồng ý với quan điểm này, mặc dù họ không nói công khai. 

Những phân tích gia này tin rằng Trung Quốc nên làm trung gian hòa giải giữa Kachin và Naypyidaw để nhắc nhở Miến Điện về ảnh hưởng của Bắc Kinh và để làm cho việc ổn định hóa vùng biên giới được dễ dàng. Trong khi đó, Trung Quốc cũng nên hỗ trợ những nhóm sắc tộc thiểu số ở vùng biên giới trong cuộc đấu tranh chống Naypyidaw bằng cách áp lực quân đội Miến Điện nới lỏng những cuộc tấn công và luôn luôn mở cửa biên giới để cho phép gỗ, ngọc bích, và những tài nguyên thiên nhiên khác lưu thông. (Việc buôn lậu ma túy không được mong muốn nhưng không tránh được vì biên giới không thể được kiểm soát hoàn toàn.) Theo những phân tích gia này, việc trợ giúp những nhóm thiểu số sẽ phục hồi ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Naypyidaw và áp lực Miến Điện tôn trọng quyền lợi quốc gia của Trung Quốc. Cũng theo quan điểm của những phân tích gia này, Trung Quốc sau cùng không có gì để mất và được mọi thứ vì Miến Điện tự sa vào vòng tay của Tây Phương. 

Tại những buổi nói chuyện và sinh hoạt riêng tư, những nhà phân tích liên hệ với Bộ Ngoại Giao không đồng ý với quan điểm này. Họ đề cập đến chính sách lâu nay của Trung Quốc là không can thiệp vào chuyện nội bộ của các nước khác và tình hữu nghị song phương chặt chẽ với những nước như Miến Điện. Do đó, kích động cuộc tranh đấu của các nhóm thiểu số sẽ làm cho Naypyidaw xa lánh thêm. Nhiều người trong nhóm phân tách gia này tin rằng sự “mê loạn dân chủ” hiện nay, như một trong những chuyên gia nổi tiếng về Miến Điện đã gọi như vậy trong một buổi thảo luận riêng tư không phổ biến, đang gây thiệt hại cho quyền lợi của Trung Quốc sau cùng sẽ tàn phai. Naypyidaw sẽ phải quay trở về với Bắc Kinh để được yểm trợ, nếu không, Miến Điện sẽ đi vào hỗn loạn. Sau cùng họ lập luận rằng tình hữu nghị giữa hai nước đã tồn tại nhiều thập niên – Hiện nay Trung Quốc vẫn là một đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Miến Điện. 

Về phần những nhóm sắc tộc thiểu số, họ hoan nghênh sự tham dự của Trung Quốc. Theo một nguồn tin trong Quân Đội Kachin Độc Lập, người Miến Điện không đáng tin cậy và cao ngạo. Do đó họ sẽ từ chối bất cứ một thỏa hiệp nào ngoại trừ thỏa hiệp được hỗ trợ bởi một cường quốc thế giới. Vì Hoa Kỳ chú trọng vào việc giúp đỡ Naypyiraw hơn là về phe với những nhóm sắc tộc thiểu số ương ngạnh, nhóm Kachin và Wa hi vọng rằng Trung Quốc là một đồng minh mạnh nhất của họ. Sau khi gửi một vài phái đoàn sang Washington trong vài năm vừa qua, những nhóm Kachin rất thất vọng rằng Hoa Kỳ thiếu chú ý đến họ. Theo một vài viên chức địa phương Trung Quốc, nhóm Wa không còn hi vọng gì để thay đổi nhận thức của Washington về họ. Hoa Kỳ coi họ như những “chúa tể ma túy” và “trùm buôn bán vũ khí.”  

Hiểu biết Bắc Kinh lo sợ Miến Điện tự xa lánh Trung Quốc, hai nhóm Kachin và Wa lập luận rằng Trung Quốc nên yểm trợ cuộc tranh đấu đòi hỏi một giải pháp ổn định chính trị và quyền tự trị. Điều này sẽ làm cho Trung Quốc mang tiếng xấu vì những người Tây Tạng và Uyghurs [Tân Cương] cũng đòi tự trị nhưng bị Trung Quốc trấn áp. Nhưng chính trị tạo ra những kẻ chung chăn chung giường kỳ lạ, và việc Trung Quốc yểm trợ nhóm sắc tộc thiểu số bướng bỉnh chống lại một chính quyền trung ương bất cẩn khó là một trong những điều mỉa mai nhất. 

“Has China Lost Myanmar?”
By Yun Sun, Foreign Policy
15-1-2013

Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

Cô Yun Sun hiện là một học giả Trung Quốc đang thăm viếng và làm việc cho East Asia Project tại Henry L. Stimson Center, Washington-DC. Trước đây cô là một nghiên cứu gia của Center for Northeast Asia Policy Studies thuộc Brookings Institution tại Washington-DC (2011) và là một phân tích gia về Trung Quốc của International Crisis Group tại Bắc Kinh (2008-2011).

Nguồn: www.vietthuc.org

Has China Lost Myanmar?

As Myanmar’s messy democracy turns to the West, Beijing debates stirring up ethnic tensions to rile the government and maintain its leverage.

By Yun Sun

Foreign Policy, January 15, 2013

The rapid changes in Myanmar since President Thein Sein began democratic reforms in 2011 present China with a problem. For decades, China had a cozy relationship with its authoritarian neighbor, enjoying a near-monopoly on its natural resources and foreign policy. But now, Myanmar is a messy quasi-democracy, whose people resent Beijing for its past support of the junta and its economic exploitation of their country. And Myanmar’s still a threat to regional stability: China sent troops to the two countries’ border in early January because of fighting between the Myanmar government and rebel groups — if things get worse it could spill into Chinese territory.

China can no longer count on Myanmar as its strategic corridor into the Indian Ocean, or as a loyal supporter at the Association of Southeast Asian Nations. Naypyidaw (Myanmar’s new capital) has vastly improved its relations with Washington, increasing Beijing’s anxiety about the U.S. rebalancing to Asia. And things are getting worse for Beijing. Monks and villagers in central Myanmar have protested for months against the expansion of the Mongywa copper mine, the country’s largest, which is operated by a Chinese weapons company and a holding company controlled by the Burmese military. In 2011, Sein suspended construction by a Chinese company of the $3.6 billion Myitsone Dam, saying it went against “the will of the people.” The protests against Mongywa have raised worries that all Chinese investments in Myanmar are in danger.

Beijing finds itself with little ability to prevent Naypyidaw from hurting its interests. An increasingly loud section of China’s foreign policy community, including government analysts and Southeast Asia specialists, are now arguing that China should return to its old friends — the border ethnic groups that are waging small-scale rebellions against Naypyidaw — to enhance its leverage there. Liang Jinyun, a professor of political science at Yunnan Police College in southwest China, argued in an influential 2011 paper that these ethnic groups, if “used” well, “will become China’s most loyal friend in the frontline of confrontation between the United States and China in Myanmar.”

China has long maintained close ties with the Wa and Kachin, ethnic minorities who live in the north and have struggled for autonomy against the government since Myanmar became a country in 1948. The relationship peaked during the 1960s, when China supported the Burmese Communist Party (which consisted primarily of Wa and Kachin, as well as Chinese nationals) in their (partially successful) struggle against the central government. The material and human assistance from Beijing ceased in the early 1990s, though local governments in China’s Yunnan province have maintained cross-border ties on issues ranging from business cooperation to drug-related crop substitution programs. Naypyidaw reached a peace agreement with the Wa in September 2011, but the Kachin and the Myanmar military remain at war. On Jan. 2, Myanmar admitted that it had been using aircraft to attack the Kachin, which still boasts an army of about 15,000. 

Publically, Beijing has said very little. The Foreign Ministry has stated that China and Myanmar are important neighbors, and that China welcomes the improvement of relations between Washington and Naypyidaw. But treating Myanmar nicely, as Beijing feels it has done over the past few decades, has not brought the desired outcome. Therefore, China should “diversify” its approach, said a Chinese government analyst at a private gathering in November. “The border ethnic groups are our card and China needs to play it well,” said another influential Chinese analyst in Beijing. His view is shared by many analysts I’ve spoken with over the past few years, though none has spoken about it publically. 

These analysts believe China should mediate between the Kachin and Naypyidaw, to remind Myanmar of Beijing’s influence and to facilitate the stabilization of the border area. Meanwhile, they argue that China should also support the border ethnic groups in their struggle against Naypyidaw by pressuring the Burmese military to relax its attacks and keeping the border open to allow the movement of timber, jade, and other natural resources. (The smuggling of drugs is an unwanted, but unavoidable byproduct of the porous border.) According to these analysts, assisting the minority groups will restore China’s leverage over Naypyidaw and push Myanmar to respect China’s national interests. After all, in their view, since Myanmar is throwing itself into the arms of the West, China has nothing to lose and everything to gain.

In private conversations and events, analysts affiliated with the Foreign Ministry have opposed this view. They cite China’s long-standing policy of non-interference in other country’s internal affairs, and its well-established bilateral friendships with countries like Myanmar, to argue that inciting ethnic struggle will further alienate Naypyidaw. Many of these analysts believe that the “democracy frenzy,” as one of the most prominent Myanmar experts called it in an off-the-record discussion, that is currently hurting China’s interests will eventually fade. Naypyidaw will have to return to Bejing for support, otherwise the country will descend into chaos. After all, they argue, the two countries had decades of friendship — and China today remains Myanmar’s largest trading partner and investor. 

For their part, the ethnic groups welcome China’s participation. According to a source in the Kachin Independence Army, the untrustworthy, “chauvinistic” Burmese will repudiate any agreement unless it is backed by a global power. With the United States more focused on helping Naypyidaw than siding with the restive ethnic groups, the Kachin and the Wa have hoped China would be their strongest ally. After dispatching several delegations to Washington over the past few years, the Kachin groups have said that they are disappointed with the lack of interest from the United States. And according to several local Chinese officials, the Wa have given up any hope of altering Washington’s perception of them as “drug lords” and “arms dealers.” 

Understanding Beijing’s fear about a Myanmar distancing itself from China, the Kachin and the Wa argue that China should support their struggle for a political settlement and autonomy. This will make China look bad, especially given the similar requests from Tibetans and Uyghurs for autonomy, which China suppresses. But politics makes strange bedfellows, and China supporting a restive ethnic group in its struggles against an uncaring central government is hardly the most ironic. 

Yun Sun is a visiting fellow at Brookings Institution. Previously, she was the China analyst of the International Crisis Group, based in Beijing.

http://thanhnienconggiao.blogspot.com.au/2013/01/trung-quoc-mat-mien-ien-has-china-lost.html#more
DienDanCTM

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More