Việt Nam: Internet được dùng để phản đối về đất đai

Bản dịch của Vietnamese bloggers use power of Web to challenge government


Phản đối trên mạng ở Việt Nam là một thách thức khổng lồ đối với chính phủ của một nước có 1/3 trong số 88 triệu dân sử dụng Internet.
Những bức xúc về chính trị và xã hội ở Việt Nam đang biến Internet thành mạng phản đối. (Credit: ABC Licensed) 
Một công cụ chống đối bất bạo động

Nông dân Lê Dũng và dân làng đã dùng đất đá và bom xăng để chống cảnh sát muốn chiếm đất của dân để giao cho một dự án bất động sản cao cấp ở một vùng quê gần thủ đô Hà Nội.

Tuy nhiên, vũ khí hiệu quả nhất của họ là những máy vi tính do các nhà hoạt động internet thiết kế để ghi hình và đăng tải thông tin về cuộc xung đột - điều mà truyền thông nhà nước né tránh.

Chỉ vài giờ sau một cuộc đụng độ vào sáng tháng 4/2012, video cho thấy vài ngàn cảnh sát dùng hơi cay tấn công và đánh đập nông dân ở huyện Văn Giang, phía đông Hà Nội, đã được phát tán trên internet.

Sự phối hợp giữa nông dân và các nhà hoạt động trên internet ở các đô thị là một thách thức ngày càng tăng mạnh đối với chính quyền Cộng sản, bởi người Việt Nam ngày càng dũng cảm phản đối nhiều vấn đề, từ quyền sở hữu đất đai tới tham nhũng và sự bành trướng của Trung Quốc.

Vỏ quít dày, móng tay nhọn

Chính quyền Việt Nam trừng trị thẳng tay các blogger và do vậy Tổ chức nhà báo tự do ‘Phóng viên Không Biên giới’ đã coi nước này là ‘Kẻ thù của internet’. Theo tổ chức này, trên thế giới chỉ có Trung Quốc và Iran giam giữ nhiều phóng viên hơn Việt Nam.

Bộ phận kiểm duyệt của chế độ độc đảng như Trung Quốc và Việt Nam thường xuyên chặn mạng trang Facebook và các trang mạng xã hội khác. Mặc dù vậy, cộng đồng các nhà hoạt động trên internet vẫn tìm cách vượt tường lửa. Đây là một thách thức khổng lồ đối với chính phủ một nước có 1/3 trong số 88 triệu dân sử dụng internet.

“Đầu tiên, chúng tôi không hiểu internet có thể giúp gì nhưng sau đó chúng tôi thấy rõ giá trị của nó,” ông Lê Dũng nói trong khi ngồi dưới bức ảnh Hồ Chủ Tịch, cố lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông từng chiến đấu chống quân xâm lăng Trung Quốc vào năm 1979.

“Nếu chúng tôi không sử dụng internet, chúng tôi có thể đã chết; giờ đây chính quyền biết rằng họ phải thận trọng,” ông nói.

Nguyện vọng: ‘tức nước vỡ bờ’

Sự kiện Văn Giang và các cuộc xung đột đất đai khác do các blogger đưa tin đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận nảy lửa bất thường về việc chính phủ nên cải cách luật đất đai ra sao trước thời hạn thuê đất công trong 20 năm của nông dân sắp kết thúc vào năm 2013.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đã tạo áp lực cho nông dân bởi bất động sản, nhà cửa và đường xá mở rộng, dẫn đến một loạt các cuộc bạo động xuất phát từ các cuộc xung đột đất đai. Nông dân than phiền về mức bồi thường thấp do chính các công ty có mối quan hệ với các ‘quan to’ ấn định.

Ông Đoàn Văn Vươn, một nông dân nuôi trồng thủy sản, đã được coi là ‘người hùng’ hồi đầu năm 2012 sau khi ông đã tổ chức một cuộc phản kháng có vũ trang chống lại chính quyền địa phương chiếm đất đai của gia đình ông ở gần thành phố Hải Phòng. Vụ việc này được giới truyền thông chính thống cũng như các blogger đưa tin.

Internet trở thành Mạng Phản đối

Các blogger liên hệ vấn đề đất đai với một nguyên nhân khác họ cho là có cùng chủ đề - đó là một chính phủ chịu ơn các lợi ích kinh tế lớn và không đáp ứng nhu cầu của dân chúng.

“Phong trào viết blog ngày càng mạnh mẽ,” ông Nguyễn Văn Đại cho biết. Ông là một luật sư, đồng thời là nhà hoạt động nhân quyền từng bị giam cầm 4 năm do sử dụng internet để kêu gọi dân chủ. Ông hiện vẫn bị giam lỏng tại nhà riêng tại Hà Nội. Ông cho rằng ‘chính quyền không còn giữ được bí mật như trước.”

Một nhà hoạt động có ảnh hưởng lớn sử dụng bút danh Boris đang làm việc tại một công ty nhà nước đã hỗ trợ tuyên truyền cho người dân Văn Giang về quyền của họ. Ông cũng dạy họ cách gửi ảnh và video trên điện thoại. Mặc dù khoảng 1000 gia đình không thể ngăn cản được dự án Ecopark rộng 500 hectare, Boris cho biết việc đưa tin rộng rãi về sự kiện đã ngăn chặn các công ty kinh doanh bất động sản tiếp tục thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng.

Boris nói ông có thể huy động tới 1000 người tới Hà Nội chỉ sau một ngày thông báo. Ông đã nắm vai trò chủ chốt trong việc tổ chức các cuộc biểu tình phản đối hành động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa) – một tuyên bố được sự đồng tình của các blogger khác.

Chính quyền đã cho phép biểu tình chống Trung Quốc vào năm 2011 nhưng không lâu sau xiết chặt quy định do nhận thức rằng các cuộc biểu tình có thể trở thành cột thu lôi cho kích thích nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn hơn

Thách thức đòi hỏi lòng quả cảm

Một số nhà hoạt động thể hiện lòng dũng  cảm đến kinh ngạc. Họ coi nhẹ hình phạt tù mà các nhà bất đồng chính kiến khác đã bị kết án do ‘tuyên truyền chống nhà nước’.

Alfonso Le, một blogger 42 tuổi, chủ blog ‘Tổ quốc trỗi dậy’, trò chuyện với Reuters ở một quán cà phê nhỏ tại Hà Nội trong khi có một cảnh sát mặc thường phục theo dõi.

“Khi mạng xã hội trở nên phổ biến hơn, cảnh sát không dễ bắt người như trước,” ông Lê (theo tên trên Facebook) nói. “Nếu cảnh sát gây rắc rối, tôi gửi một thông điệp trên Facebook và nhiều người sẽ tới.”

Quá trình hoạt động của ông đã từng phải trả giá. Ông Lê cho biết đã từng bị bắt ba lần và ly dị vợ sau khi bà báo tin cho cảnh sát.

Một blogger khác, yêu cầu không nêu tên, cũng tham gia thế giới blog trong phạm vi ‘dung thứ được’. Cô tin rằng cô sẽ an toàn nếu bài viết nằm trong khuôn khổ ‘giới hạn đỏ’. Trên blog của cô, một cuộc biểu tình phản đối được miêu tả là một ‘cuộc tuần hành’ hay ‘đoàn người đi bộ’.

Tuy nhiên đôi khi cô vẫn bị cảnh sát theo dõi và bị bắt tại một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc vào tháng 8/2012. Cô bị giam giữ một ngày tại một trại cải tạo dành cho ‘đối tượng nghiện ma túy và mại dâm’.

“Chính quyền rất lo sợ sau những gì xảy ra tại Miến Điện và Mùa Xuân Ả-rập,” blogger này cho biết.

Theo tổ chức Phóng viên Không Biên giới, ông Lê Thanh Tùng, một cựu sĩ quan quân đội, vừa là nhà hoạt động trực tuyến bị trừng phạt trong tháng này, với mức án 5 năm tù sau một phiên tòa chỉ kéo dài 1 giờ đồng hồ. Sự kiện này xảy ra chỉ chưa đầy một tuần sau khi blogger Đinh Đăng Định bị kết án 6 năm tù giam.

Phiên tòa xử ba blogger danh tiếng khác đã bị hoãn trong tháng 8/2012 sau khi mẹ của bà Tạ Phong Tần tự thiêu.

Thử thách về mặt kiểm soát không gian mạng

Washington đã nêu quan ngại với chính phủ Việt Nam về một nghị định dự kiến sẽ yêu cầu người sử dụng internet đăng ký tên thật để chính phủ có thể dò tìm các nhà phê bình trực tuyến dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, ông Carl Thayer, một chuyên gia nghiên cứu Việt Nam của Học viện Quốc phòng Australia, cho biết nỗ lực của chính phủ nhằm kiểm soát internet sẽ không hiệu quả do sự thâm nhập sâu các trang web và các blogger có khả năng vượt qua các biện pháp chặn của nhà cung cấp.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Cimigo, Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ sử dụng internet gia tăng cao nhất thế giới.

Việc sử dụng internet ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tăng khoảng 50%.

“Đây là cuộc chiến mà chính phủ Việt Nam khó có thể chiến thắng,” ông Thayer nhận định

Đất đai là định mệnh

Vấn đề gai góc về quyền sử dụng đất, phần cốt lõi trong hiến pháp của Đảng cộng sản trên cơ sở có hơn 10 triệu nông dân, là vấn đề các blogger có ảnh hưởng mạnh nhất.

Khi sự kiện Văn Giang và Hải Phòng nổ ra, một số nhà lập pháp và học giả đã kêu gọi chính phủ công nhận quyền sở hữu đất cá nhân để bảo vệ người nông dân. Ở một nước mà hiến pháp quy định nhà nước nắm quyền sử dụng toàn bộ đất đai, không ai nghĩ đến điều này cho đến thời điểm gần đây.

Ông Nguyễn Đức Kiên, phó chủ tịch Ủy ban Kinh tế Quốc hội, cho Reuters biết Luật Đất đai của Việt Nam sẽ được xem xét lại và nông dân sẽ được phép ở lại trên đất của họ sau năm 2013. Theo luật hiện nay, nhà nước được quyền lấy lại đất của người nông dân vào cuối thời hạn cho thuê đất.

“Đất đai là một vấn đề gây ra nguy cơ căng thẳng trong xã hội,” ông Kiên nói.

Lời bình luận của ông Kiên và các quan chức khác khiến các blogger tin rằng thời hạn thuê đất sẽ được gia hạn mặc dù điều đó không giải quyết được vấn đề các công ty tư nhân được nhà nước hỗ trợ đằng sau sẽ lấy đất của người dân.

“Các blogger là một phần quan trọng trong cuộc đấu tranh,” ông Lê nói. “Chúng tôi đưa tin trên khía cạnh khác. Chúng tôi chỉ cho người dân thấy lời nói của Đảng không thống nhất với hành động.”

                                                                                    ***

Vietnamese bloggers use power of Web to challenge government
By Stuart Grudgings  /  Reuters, HANOI

Farmer Le Dung and his fellow villagers stockpiled rocks and petrol bombs to battle police trying to take over their land for a luxury property development near Vietnam’s capital city.
However, their most powerful weapon turned out to be the equipment they had set up with the help of Internet activists to record and broadcast the confrontation, which was ignored by the state-controlled media.
Within hours of the fight on a clear April morning, video of several thousand policemen firing tear gas and beating farmers in the Van Giang District just east of Hanoi had gone viral.
The unlikely alliance between farmers and urban Internet activists illustrates a rapidly evolving challenge to the Vietnamese Communist Party’s authority as Vietnamese grow bolder in their protests over issues ranging from land rights to corruption and China’s expanding regional influence.
The government has responded with a crackdown on bloggers that has earned it the title of “Enemy of the Internet” from media freedom group Reporters Without Borders, which says only China and Iran jail more journalists.
Censors in the one-party state routinely block Facebook and other social networking sites, although a nimble Web activist community often finds ways around them, illustrating the enormous challenge facing the government in a country where a third of the 88 million population is online.
“At first, we didn’t understand how it could help us, but now we see the value. Our struggle was published to the world,” said Le Dung, who fought in Vietnam’s 1979 war against China, as he sat under a framed picture of former Vietnamese communist leader Ho Chi Minh. “If we hadn’t used the Internet the authorities may have killed us; now they know they have to be careful.”
The Van Giang incident and other land disputes covered by bloggers have triggered an unusually heated national debate over how the government should reform Vietnam’s land laws before the expiry of farmers’ 20-year public land leases next year. Rapid economic growth has put pressure on farmers as industrial estates, houses and roads have expanded, leading to a rash of violent land conflicts. Farmers complain the compensation offers for their land are far too low from companies that often have ties to influential politicians.
Fish farmer Doan Van Vuon was catapulted to hero status early this year after he organized armed resistance to local authorities trying to take over his land near Hai Phong city, a case that was covered by official media as well as bloggers.
Bloggers are linking land with other causes they say have a common theme — a government that is beholden to powerful economic interests and unresponsive to popular demands.
“The blogging movement is growing stronger,” said Nguyen Van Dai, a lawyer and rights activist who was jailed for four years for using the Internet to call for democracy and who remains under a loose form of house arrest in Hanoi.
“The government can’t keep secrets like it could before,” Nguyen added.
One influential activist, who goes by the pseudonym Boris and works at a state-owned firm, helped educate the farmers at Van Giang about their rights and taught them how to send pictures and videos through cellphones. Although about 1,000 families there have so far failed to stop the 500-hectare Ecopark project, Boris said wide publicity from the incident had prevented other land developers going ahead with similar plans.

Boris, who boasts he could bring 1,000 people onto Hanoi’s streets at a day’s notice, said he had also played a key role in organizing regular protests against China’s territorial goals in the South China Sea — a claim backed by other bloggers. The government allowed anti-China protests to go ahead last year, but soon clamped down on them after it became clear they could be a lightning rod for broader discontent.
Some activists exhibit a boldness that is startling, considering the stiff jail terms that have been handed down to others for “anti-government propaganda.”
Alfonso Le, a 42-year-old blogger who writes the Homeland Arise blog, spoke to media at a tiny Hanoi cafe within earshot of a green-uniformed police officer across the room.
“Now that social networks are more popular, it’s not so easy for the police to arrest people,” said Le, using his Facebook nickname. “If the police make trouble, I just send a status message on Facebook and a lot of people will come.”
His activism has come at a price. He said he has been arrested three times and divorced his wife after she gave information to the police.
Nguyen Duc Kien, the vice chairman of the Vietnamese National Assembly’s economic committee, told reporters the country’s Land Law would be revised and that farmers would be allowed to remain on their land after next year. Interpreted literally, the current law allows the state to take back farms without any compensation at the end of the lease period.
“Land is an issue that is a potential cause of tension in society,” he said.
Nguyen’s and other comments from officials have convinced blogger activists that the leases will be extended, although that in itself will not resolve the problem of land grabs by private developers backed by the state.
“The bloggers were a big part of that,” blogger Le said. “We told a different side of the story. We showed that the ruling party’s words don’t match its actions.”
Another blogger, who asked not to be identified, also occupies the world of tolerated blogging. She believes she is safe as long as her writing stays within certain “red lines.” In her blog, a protest march might be described as a “parade” or a “walk.”
Still, she is sometimes followed by police and was arrested at an anti-China protest this month and kept for a day at a rehabilitation camp for “drug users and prostitutes.”
“They [the authorities] are scared to death after what has happened in Burma [Myanmar] and the Arab Spring,” she said.
Former military officer Le Thanh Tung became the latest online activist to be punished this month, receiving a five-year sentence after a trial that lasted an hour, according to Reporters Without Borders. That came less than a week after blogger Dinh Dang Dinh was handed a six-year sentence.
The trial of three other -prominent bloggers was postponed this month after the mother of one of them committed suicide by setting herself on fire.
Washington has voiced concern to Vietnam over a proposed new decree that would require Internet users to register with their real names, enabling the government to track its online critics more easily.
However, Carl Thayer, a Vietnam expert at the Australian Defence Force Academy, said the government’s attempts to control the Internet were probably futile given the Web’s deep penetration and bloggers’ talent for sidestepping technological barriers.
Vietnam has among the world’s fastest-growing rates of Internet use, according to market research firm Cimigo.
Internet penetration in Hanoi and the southern commercial capital Ho Chi Minh City has risen above 50 percent.
“It is a battle I don’t think the Vietnamese government is going to win,” Thayer said.
The thorny problem of land rights, which goes to the heart of the Vietnames Communist Party’s legitimacy in its traditional power base of more than 10 million farmers, is where the bloggers have had the biggest impact.
In the wake of the Van Giang and Hai Phong violence, some lawmakers and academics have called for private land ownership to help protect farmers — an unthinkable proposal until recently in a country where the state’s ownership of all land is enshrined in the constitution.

1 comments:

Một nhận xét thẳng thắng.
Cảm ơn tác giả và cảm ơn Ban Biên Tập đã thông tin.

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More