Công ty Điện lực Nhật rút khỏi dự án nhà máy điện hạt nhân Việt Nam

DienDanCTM (Bản tin 28-06-2012)

Công ty điện Nhật ký kết hợp đồng dự án
điện hạt nhân Ninh Thuận 2 hồi năm ngoái
Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) vừa quyết định rút khỏi  dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam. Quyết định được ông Naomi Hirose, tân chủ tịch TEPCO, tuyên bố và báo Mainichi loan tải ngày hôm nay 28-6.

Lý do được ông Naomi Hirose đưa ra là các kỹ sư chuyên về lò phản ứng hạt nhân của TEPCO cần phải tập trung giải quyết hậu quả khủng hoảng hạt nhân tại Fukushimat sau vụ sóng thần, nên không thể đặt trọng tâm vào xuất khẩu công nghệ này.


TEPCO có 20% cổ phần và là cổ đông chính cùng với sự tham gia của tám công ty điện khác trong Dự án Phát triển Năng lượng Hạt nhân Quốc tế của Nhật Bản (JINED),  theo sáng kiền thành lập của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản. Cơ quan JINED đang hợp đồng xây dựng các nhà máy hạt nhân tại Việt Nam. Quyết định rút khỏi JINED của TEPCO có nhiều khả năng buộc chính phủ Nhật xem xét lại chính sách thúc đẩy xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân của họ.

Hàng chục ngàn dân chúng Nhật biểu tình
chống hạt nhân 
hôm 22-6-2012 trước dinh Thủ tướng
Trong thời gian qua, dư luận tại Việt Nam cũng đã chống đối việc nhà nước theo đuổi chương trình điện hạt nhân, với ý định định đặt nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận. Rất nhiều nhân sỹ, trí thức đã lên tiếng kêu gọi hủy bỏ dự án điện hạt nhân sau sự cố  rò rỉ phóng xạ tại Fukushima trong thiên tai sóng thần ở Nhật Bản hồi năm ngoái. Các chuyên gia trí thức đã viết thư tập thể gửi chính phủ Nhật kêu gọi ngưng dự án này, cũng như đặt câu hỏi đối với việc Nhật Bản xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân trong khi chính họ lại đang dần từ bỏ công nghệ này.

Hồi tháng 3, tờ New York Times ở Mỹ trong một bài nhận định có đưa ra cảnh báo rằng Việt Nam đang có một chương trình điện hạt nhân "tham vọng vào loại bậc nhất trên thế giới" trong lúc thế giới đang có lo ngại về chúng. Theo lời các chuyên gia về lãnh vực này mà tờ báo này trích dẩn thì Việt Nam có rất nhiều vấn đề như đảm bảo an toàn thấp kém, tham nhũng tràn lan và thiếu minh bạch. "Thời gian biểu quá tham vọng có thể dẫn tới quản lý yếu kém, cũng như mối quan hệ thông đồng giữa các nhà quản lý và khai thác có thể góp phần vào thảm họa như tại nhà máy hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản năm ngoái."  Trong khi đó, không biết vì lý do gì, các nhà lãnh đạo Hà Nội lại nhất quyết theo đuổi dự án hạt nhân cho bằng được.

Tuy nhiên qua diễn tiến mới từ quyết định rút lui của TEPCO, theo báo Mainichi trích dẫn nguồn tin từ viên chức chính phủ Nhật cho biết, phía Việt Nam đang dọa có thể hủy hợp đồng với JINED nếu Nhật không bù đắp được cho việc rút lui của công ty TEPCO, và như thế trước mắt các dự án này khó sẽ còn nhiều trở ngại và thêm nhiều bất an

1 comments:

Rất đáng khen các chuyên gia trí thức trong nước đã viết thư tập thể gửi chính phủ Nhật kêu gọi ngưng dự án này, cũng như đặt câu hỏi đối với việc Nhật Bản xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân trong khi chính họ lại đang dần từ bỏ công nghệ này. Bravo !

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More