Người tù Trần Văn Thiêng rời nhà tù nhỏ

TRẦN VĂN THIÊNG - NGƯỜI ANH HÙNG TRỞ VỀ TỪ NHÀ TÙ NHỎ, VỚI GIA ĐÌNH VÀ ĐỒNG BÀO, TẠI NHÀ TÙ LỚN VIỆT NAM.

Ông Trần Văn Thiêng đoàn tụ với vợ sau hơn
1/4 thế kỷ chịu tù đày cộng sản
Kính thưa quý thân hữu và quý niên trưởng,

Với tuổi đời 75, với 26 năm tù đày trong nhà tù của cộng sản Việt Nam, ngày mai, 14/02/2011, ông Trần Văn Thiêng sẽ rời Trại giam Xuân Lộc, một  nhà tù nhỏ trong số hàng ngàn nhà tù nhỏ ở  quê hương Việt nam để trở về với gia đình và đồng bào  trong nhà tù lớn Việt Nam.

Trước năm 1975, ông Trần Văn Thiêng là sỹ quan  cảnh sát đặc biệt thuộc Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa. Khi cộng quân Bắc Việt xua quân cưỡng chiếm Miền Nam vào 30 tháng 4 năm 1975, cùng chung số phận với những sỹ quan và hạ sỹ quan  của QLVNCH, ông Trần Văn Thiêng bị "tập trung cải tạo". Sau 6 năm trong nhà tù, cải tạo của CSVN ông đã đào thoát và viết tác phẩm "CHIẾN QUỐC SÁCH VIỆT NAM - THÍ ĐIỂM CHIẾN LƯỢC HOA KỲ" tại rừng Long Thành - Đồng Nai. Một tác phẩm dự báo các chính sách của Hoa Kỳ đối với Đông Dương và những hiểm họa mà cộng sản Bắc Việt phải đối mặt sau khi cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, vi phạm hiệp định Paris 1973.




Tù nhân Trần Văn Thiêng lúc du học tại Phillippines


Năm 1991, ông bị bắt và bị kết án 20 năm tù với tội danh "âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng", với 5 năm quản thúc tại gia sau khi mãn án tù. Trong thời gian ở tù, tuổi cao sức yếu, ông đã mang trọng bệnh: suy thận  độ 4 và u xơ tiền liệt tuyến. Ông đã qua một đợt phẩu thuật điều trị u xơ tại bệnh viện Đồng Nai, nhưng kết quả chữa bệnh không đạt và bệnh tình của ông không thuyên giảm. Qua lời kể của gia đình mỗi lần thăm ông, gia đình đều cố gắng chắt chiu những số tiền dành dụm được để mua một số thuốc đặc trị  gởi vào,  cán bộ trại giam nhận thuốc nhưng không cho ông sử dụng.  Lần này ra khỏi nhà tù nhỏ  trở về với gia đình tại nhà tù lớn, chắc chắn ông phải vào bệnh viện để chữa trị lâu dài.

Có một điều kỳ lạ, là trí nhớ của ông vẫn còn rất tốt,  hơn một phần tư thế kỷ  bị giam giữ, bị đọa đày trong lao tù của cộng sản với những đòn tra tấn vô cùng dã man tàn bạo của kẻ thù vậy mà  ông vẫn vô cũng minh mẫn. Trong nhà tù, mọi thông tin ra vào hết sức hạn chế, tuy nhiên với tài năng, sự suy đoán của một sỹ quan tình báo được đào tạo bài bản tại nước ngoài, ông đã suy luận những khó khăn mà Nhà nước CS Việt Nam đang phải đối mặt. Thời gian qua những gì diễn ra tại Việt Nam, đã trả lời những suy luận của ông là chính xác. Được nghe ông nói chuyện mới thấy sự uyên bác và tấm lòng nhiệt huyết của ông về sự  tồn vong của dân tộc Việt Nam.

Với tấm lòng nhân hậu, ông nói: " Nền dân chủ thật sự không có kẻ thắng người thua, tất cả người dân Việt Nam đều hưởng lợi và sẽ không có sự trả thù trong chính trị".  Vậy mà sau khi xâm lược miền nam và trở thánh chiến thắng trong cuộc chiến tranh ý thức hệ ấy, thuộc hạ của Hồ Chí Minh và  tà quyền cộng sản Viêt nam đã  thực hiện một cuộc trả thù thật hèn hạ và tàn bạo đối với các sỹ quan và binh sỹ  của QLVNCH và  gia đình của họ. Ông Trần Văn Thiêng, tuy vậy, dẫu là một người chịu đựng 26 năm tù khổ nhọc, cay đắng vẫn nói được lời nói của trái tim vị tha, nhân bản đối với những người đã hành hạ mình. Nói về công việc trước năm 1975, với chức trách của mình ông không hề làm khó dễ các gia đình có người thân theo việt cộng vì theo ông người nào làm người đó chịu, ông đã nhiều lần đề xuất với thượng cấp nên thả những người thân của các cán binh việt cộng. Trong tù, ông sống tương thân tương ái và tiết kiệm, dù điều kiện gia đình thăm nuôi tốt. Khi có bạn tù phải đi bệnh xá, đau bệnh, khó khăn ông đều giúp đỡ tận tình.

Những lần gặp mặt an ninh Trại giam hay Bộ Công an của Nhà nước CS Việt Nam, trước những lời khuyến dụ ông viết đơn nhận tội hay xin giảm án, tha tù, ông Trần Văn Thiêng đều từ chối và chấp nhận ở tù cho đến ngày cuối cùng dù bệnh tình ông có lúc rất nặng, nguy hiểm đến tính mạng. Cũng phải cám ơn Trời Phật; những Quân nhân QL VNCH, các chiến sỹ đấu tranh đã hy sinh trong nhà tù đã phù hộ cho ông vượt qua những khó khăn trong bệnh tật. Sự kiên cường, bất khuất của ông là một tấm gương sáng cho các bạn trẻ dấn thân vào công cuộc tranh đấu và với đức tính đó ông cũng nhận được sự tôn trọng, kính nể của các cảnh sát Trại giam khi tiếp xúc với ông.

Nói về người vợ hiền của mình - bà Lê Thị Đức, ông Thiêng nói:"...đó là một vị Tiên. Giáng thế để giúp ông nuôi dạy con cái trong những ngày ông vắng nhà và chăm sóc cho ông những năm tháng tù đày...". Ông cũng nói: "...những Người vợ của các tù nhân lương tâm đều là những vị Tiên". Viết đến đây, tôi cũng nhớ câu nói của người thanh niên Ai Cập Wael Ghonim, 30 tuổi, người đã dùng internet phát động cuộc biểu tình ôn hòa lật đổ chế độ độc tài của Tổng thống Ai Cập - ông Mubarack, đã gọi vợ mình là người vợ hoàn hảo, khi chấp nhận cho chồng dấn thân vào cuộc cách mạng dân chủ. Xin phép được vinh danh và tặng những đóa hoa hồng cho những Người vợ, có chồng là những Nhà tranh đấu cho Tự Do - Dân chủ - Nhân quyền đang còn trong vòng lao tù nhân dịp Ngày Valentine.

Ông Trần Văn Thiêng thực sự là một anh hùng. Cuộc đời của ông đã hiến dâng trọn vẹn cho tổ quốc cho dân tộc Việt nam, ông đã chiến đấu để bảo vệ nền tự do dân chủ cho quê  hương Nam Việt. Khi Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử,  khi miền nam bị cộng sản bắc Việt cưỡng chiếm, ông vẫn tiếp tục công việc thầm lặng của mình, tiếp tục chiến đấu  cho tự do, cho dân chủ cho quê hương, vì quyền  làm người của toàn dân Việt. Kính chúc ông và gia đình có những ngày đầm ấm bên nhau trong thời gian sắp tới và sức khỏe của ông mau sớm được bình phục. Ông cũng sẽ rất hạnh phúc khi biết trong thời gian qua, đồng bào Việt Nam khắp nơi trên Thế giới rất quan tâm, lo lắng về tình trạng sức khỏe của ông, trong đó có những người bạn tù như Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, Bác sỹ Nguyễn Đan Quế, Thượng tọa Thích Thiện Minh, Cựu sỹ quan Thiết giáp Huỳnh Bửu Châu...

Sài gòn ngày 13 tháng 02 năm quốc nhục thứ 36.

Nguyễn Bắc Truyển

Tù nhân chính trị đang bị quản chế.

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More