Hoa Kỳ hỗ trợ người dân các nước đang bị kiểm duyệt internet

Bản tin 15-02-2011

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói chuyện
tại đại George Washington, Hoa Thịnh Đốn
(Hoa Thịnh Đốn) Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố hôm 15-2 tại Đại học George Washington rằng Hoa Kỳ cam kết tiếp tục hỗ trợ cho người dân ở các nước để thoát khỏi sự kiểm soát trên internet, cũng như cách thoát khỏi các vụ tấn công internet mà các chính phủ một số nước áp dụng đối với công dân của mình.

Trong bài diễn văn nói về tự do internet đọc tại trường Đại học này, Bà Clinton nhìn nhận thực trạng internet đang bị ngăn chặn và kiểm duyệt tại nhiều nơi trên thế giới hiện nay, trong đó có Việt Nam. Bà nói với các sinh viên tại đây rằng “Internet vẫn bị hạn chế bằng nhiều cách. Ở Trung Quốc, chính phủ kiểm duyệt nội dung và chuyển hướng các lệnh tìm kiếm sang các trang khác. Tại Miến Điện, các trang web đối lập bị tấn công bởi lệnh từ chối dịch vụ, còn tại Cuba, chính phủ cố gắng thiết lập một mạng trong nước thay vì cho phép người dân được truy cập internet toàn cầu. Còn tại Việt Nam, những blogger nào chỉ trích chính phủ bị bắt bớ.”


Qua bày diễn văn, bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã bày tỏ cho thấy những cố gắng và nỗ lực từ phía hành pháp Hoa Kỳ để ủng hộ các nhà dân chủ và bất đồng chính kiến trên mạng internet, mà theo bà thực trạng này sẽ càng trở nên khó khăn hơn trong các năm sắp tới khi có hàng tỷ người tham gia vào mạng internet và các quyền cơ bản của họ không được chính phủ các nước tôn trọng. Bà thách thức các nhà lãnh đạo cùng các chế độ độc tài hãy cho phép dân chúng nước họ được tự do sử dụng mạng Internet hoặc sẽ phải gánh chịu hậu quả như ở Tunisia và Ai Cập.

Lịch sử đã chứng minh mọi sự áp bức sẽ dẫn tới cuộc cách mạng, vì độc tài, quân phiệt chỉ thống trị người dân trong một giai đoạn nào đó, chứ không thể khóa miệng, xiềng xích họ mãi mãi.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ khẳng định là Hoa Kỳ mạnh mẽ ủng hộ quyền tự do internet trên toàn cầu, và cảnh cáo các quốc gia ngăn chặn Internet rằng họ không thể kềm hãm mãi mãi những bất mãn của công chúng, cũng như sẽ có nguy cơ mất đi những lợi ích có được từ việc mở rộng kết nối internet. (BT)

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More